CÔNG TY TNHH DV HỒ CÁ CÁT TƯỜNG

Cách thay nước cho hồ cá cảnh nước mặn

Cách thay nước cho hồ cá cảnh nước mặn

cach-thay-nuoc-cho-ho-ca-canh-nuoc-man

1 . Khi nào cần thay nước

Trường hợp 1: Nước hao hụt do bay hơi (nước bay đi, muối ở lại) -> Châm thêm nước ngọt để cân bằng lại độ mặn trong hồ  .
Trường hợp 2: Thay nước hoặc bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến mất nước trực tiếp từ hồ (nước và muối cùng bị đưa ra khỏi hồ) -> Châm lại nước mặn (pha đúng theo độ mặn hiện tại của hồ để tránh làm sốc các sinh vật trong hồ)
Trường hợp 3: Nồng độ các chất độc như :Nh3/nh4, No3, Po4,.. vượt ngưỡng cho phép -> Thay nước mặn (pha đúng theo độ mặn hiện tại của hồ để tránh làm sốc các sinh vật trong hồ)
Trường hợp 4: Thay nước định kỳ hằng tuần để bổ sung thêm các chất vi lượng -> Thay nước mặn (pha đúng theo độ mặn hiện tại của hồ để tránh làm sốc các sinh vật trong hồ)

2 . Xử lý nước trước khi thay

Tối ưu nhất là nước ngọt trước khi thay hoặc dùng để pha muối nên được xử lý qua bộ lọc nước RO-DI chuyên dụng, nước qua hệ thống lọc này sẽ có TDS (Total Dissolved Solids: tổng chất rắn hòa tan trong nước) = 0
Vì sao phải sử dụng nước TDS = 0 . Lí do , San Hô là loài rất nhạy cảm với các kim loại độc hại trong nước nên việc đưa nước có TDS > 0 đồng nghĩa là đưa tạp chất vào môi trường nước trong hồ san hô.
Mức độ TDS trong nước sinh hoạt lấy trực tiếp từ vòi có mức độ TDS không giống nhau , chênh lệch khá cao tùy theo khu vực (50 – 300 hoặc có thể cao hơn nữa ) . 2 khu vực có thể có TDS nước giống nhau nhưng chưa chắc nước đã tốt như nhau, để biết chính xác trong nước TDS cao có những gì thì cần phải test  ICP ( phương pháp test này có chi phí rất cao cho mỗi lần test)
Để kiểm tra TDS thì bạn cần phải có một bút đo chuyên dụng, giá thành trên thị trường từ vài chục đến vài trăm nghìn/1 bút.
cach-thay-nuoc-cho-ho-ca-canh-nuoc-man

3. Các thiết bị cần thiết để setup bộ lọc hồ cá cảnh biển

3.1. Hồ

Hồ sử dụng cho các hồ cá cảnh biển thường có 2 dạng chính đó là bể lọc vách và bể lọc tràn dưới. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế thì mọi người có thể cân nhắc lựa chọn giữa 2 loại bể này để làm bể chính cho hệ thống hồ cá cảnh biển .
+     Hồ lọc vách:
Hồ chính sẽ được tích hợp một hệ thống lọc trực tiếp trong hồ (còn được gọi là lọc vách) được thiết có sẵn bơm và đường ống. Tổng thể hệ thống lọc vách tiêu chuẩn thường sẽ 2 phần chính: phần lọc vách và phần hồ chính. Phần lọc vách thường sẽ có 3 ngăn (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo đơn vị thiết kế ). Ngăn đầu tiên thường được đặt vật liệu lọc hoặc hệ thống bông lọc dùng để lọc cặn thô, ngăn thứ 2 dùng để đặt skimmer phân tách mùn bã hữu cơ, và ngăn cuối cùng là nơi đặt máy bơm để đưa nước trở về lại không gian hồ chính.
Hệ thống lọc vách giúp tiết kiệm tối đa chi phí phụ kiện hồ cá biển cũng như tạo tính thẩm mỹ cao khi lọc vách sẽ che phủ được các máy móc thiết bị rườm rà được đặt trực tiếp trong hồ. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, điểm trừ của hệ thống hồ lọc vách là sẽ bị mất đi một khoảng không gian trong hồ để nhường chỗ cho hệ thống lọc.
+     Hồ lọc tràn dưới:
Trái với tính đơn giản và gọn gàng của hệ thống hồ lọc vách, hệ thống hồ lọc tràn dưới được biết đến là một hệ thống đồ sộ và chuyên nghiệp. Tại đây hệ thống lọc sẽ không còn được đặt trực tiếp vào hồ chính mà sẽ được nằm ở phía dưới của bể chính với một không gian tách rời riêng biệt. Hồ chính sẽ rộng rãi hơn do không phải tốn diện tích cho phần lọc nằm trực tiếp trong bể. Phần hệ thống lọc sẽ được tách rời thành một bể riêng biệt với không gian lớn hơn, giúp thoải mái đặt vào nhiều vật liệu lọc và thiết bị hơn.
Phần hồ chính và phần hồ lọc tràn (sump) được liên kết với nhau bằng một hệ thống đường ống chuyên nghiệp được thông qua bộ phận hộp lọc tràn nằm ở phía sau của hồ chính (tùy theo thiết kế mà hộp lọc tràn cũng có thể được đặt ở phía trong của hồ). Hộp lọc tràn đóng vai trò là nơi dẫn nước trực tiếp từ hồ chính xuống hệ thống SUMP bên dưới , nước sau khi đi qua hệ thống này đã được xử lý phần lớn các chất thải dư thừa và sau đó được hệ thống bơm ngược trở lại hồ chính phía trên.
Ưu điểm của hệ thống này chính là tối ưu hóa các thiết bị chuyên dụng để xử lý mọi vấn đề phát sinh của hồ cá. Bên cạnh đó nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí duy trì là khá cao.

3.2. Skimmer

Trong môi trường hồ cá, chất thải từ các sinh vật trong hồ sau một thời gian sẽ phân hủy thành các chất độc hại như: No2, Nh3/Nh4, No3, Po4,.. .Hệ thống hồ thủy sinh nước ngọt đơn giản là chỉ sử dụng các bông lọc để giữ lại các chất thải này, nhưng đó là không đủ với hệ thống hồ cá cảnh biển. Lý do là môi trường hồ cá biển thường có độ PH cao từ 8.2-8.5, ở ngưỡng PH này Nh3 ( chất rất độc với cá ) được sinh ra nhiều hơn.
Từ đó skimmer ra đời với mục đích tách hẳn các chất thải hữu cơ ra khỏi nước hoàn toàn trước khi chúng phân hủy thành các chất độc hại. Bên cạnh đó skimmer còn là nguồn cung cấp oxy dồi dào cho các sinh vật sống trong bể. Thiết bị này được ví như trái tim của toàn bộ hệ thống hồ cá biển.

3.3. Vi Sinh

Tất cả các bộ lọc cần hệ vi sinh để xử lý nước, không phải chỉ cần lắp bộ lọc, sử dụng các vật liệu lọc cho bể cá đã là xong. Đây là điều sai lầm của rất nhiều người. Yếu tố quan trọng nhất của việc làm sạch và trong nước đó chính là hệ vi sinh, tác dụng của vi sinh trong hồ cá biển là việc xử lý nước trực tiếp, còn các vật liệu lọc chỉ là giá thể, nơi ở để cho vi sinh sống, bám, sinh sôi phát triển.
Nếu không sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh hỗ trợ cho việc sinh sôi của vi sinh thì dần dần trong hồ cũng sẽ có vi sinh, nhưng thời gian để chúng tự sinh sôi rất chậm. Ngoài việc tăng khả năng sinh sôi của vi sinh thì một số sản phẩm vi sinh cao cấp còn bổ sung thêm một số chủng vi sinh đặc biệt giúp tối ưu hơn khả năng xử lí các chất trong nước.

3.4. Vật liệu lọc

Nếu vi sinh được biết đến như là nhân vật chính cho việc xử lý các chất độc hại trong nước thì vật liệu lọc hồ cá nước mặn được hiểu là nơi trú ngụ và sinh sôi của các loại vi sinh. Vật liệu lọc càng cao cấp đồng nghĩa với không gian chưa vi sinh càng lớn. Một số loại vật liệu lọc chuyên dụng còn giúp phát triển được một số vi sinh kỵ khí , xử lý rất tốt các chất No3 và Po4. Một số vật liệu lọc thông dụng trên thị trường hiện nay có thể kể đến như : sứ thanh , sứ đậu hủ , bio filter sphere, bio filter block,.. đá sống cũng được biết đến như là một vật liệu lọc sinh học có sẵn trong tự nhiên.
cach-thay-nuoc-cho-ho-ca-canh-nuoc-man
Trên đây là những điều bạn cần biết về cách thay nước cho bể cá nước mặn và các vật liệu lọc quan trọng cho hồ cá, mong rằng những chia sẻ ở trên đã phần nào giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cho hồ cá của mình tốt hơn. Nếu bạn vẫn còn phân vân về cách thiết kế các mẫu bể cá thuỷ sinh như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ thì hãy liên hệ ngay cho Cát Tường nhé.
Cát Tường là đơn vị chuyên cung cấp các loại bể cá phong thuỷ, bể cá cảnh, bể cá văn phòng, bể cá để bàn, hồ thuỷ sản, bể cá thuỷ sinh treo tường, thác nước,… Chúng tôi cung cấp các loại hồ theo đúng kích thước và kiểu dáng phù hợp nhu cầu riêng của từng cá nhân.
Ngoài ra, hồ cá Cát Tường còn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong thiết kế hồ thủy sinh và chăm sóc hồ cá, có thể hỗ trợ bạn mọi vấn đề về lĩnh vực này.

Công ty TNHH DV Hồ cá Cát Tường

Trụ sở: A1.05 Chung cư An Dương Vương, Phường 16, Quận 8, TP.HCM
Cửa hàng 1: A10/7 Nguyễn Cửu Phú, Tân Kiên, Bình Chánh, Tp HCM
Mail: toancattuong8688@gmail.com
Hotline: 0903.679.599 hoặc 0932.679.599 A.TOÀN – 0931.819.828 C.MAI
X
0903679599