1. Rút phích cắm của bộ lọc
Một số bộ lọc tràn, đặc biệt là các mẫu cũ, có thể hút nước từ bể cá và rò rỉ lượng nước ra khỏi bộ lọc khiến cho lượng nước bị hao hụt. Ngoài ra, các chất độc hại như amoniac và hydrogen sulfide có thể tích tụ trong bộ lọc của bạn. Nếu bị mất điện trong một thời gian dài. Khi có điện trở lại, các chất này sẽ bị đưa trở lại vào bể cá, đặc biệt là bể cá cảnh treo tường, từ đó có thể làm chết sinh vật trong bể, đặc biệt là các loài nhạy cảm như tép cảnh.
Để tránh trường hợp này, bạn cần rửa sạch bộ lọc và tất cả các phụ kiện trước khi khởi động lại. Đối với bộ lọc dạng nhỏ giọt, bạn cần đổ nước trong đó đi và bọc lại bằng túi nhựa để giữ ẩm cho thiết bị. Còn đối với bộ lọc tầng sôi, bạn cần duy trì ¼ – ½ nước trên cát và tháo toàn bộ nước ra khỏi bộ lọc.
Nếu trong khoảng thời gian từ lúc điện mất cho tới khi có lại mà bạn không có ở nhà. Cần thay nước 25-50% nước trong bể để hạn chế rủi ro do các độc tố tích tụ trong bộ lọc của bạn khi mất điện.

2. Cung cấp và duy trì oxy cho bể cá
Điều cần làm tiếp theo là cung cấp và duy trì oxy trong bể. Bạn có thể tạo ra các dao động nước để sản xuất oxy ở mức tối thiểu dành cho cá. Có thể tận dụng pin dự phòng cho máy bơm.
Một số loại máy sủi khí oxy chạy bằng pin trên thị trường có giá dao động từ 50.000 đến 1.500.000 đồng, tùy thuộc vào mẫu mã và các hãng sản xuất. Một số loại khác thì sẽ có thêm một bộ sạc điện, khi pin yếu đi, bạn có thể sạc lại sau đó. Có hai loại máy bơm sử dụng pin: loại chạy pin là D-cell và loại chạy pin cục 12 volt.
Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp thủ công để xử lý khi mất điện. Dùng một chiếc cốc hoặc xô nhỏ và đổ đầy nước vào đó. Từ khoảng cách khoảng 15cm so với mặt nước trong bể. Bạn hãy đổ nước vào trong bể để tạo ra bong bóng.
Thêm vào đó, một số anh em nuôi cá cũng áp dụng cách gắn ống khí với một máy bơm đạp chân. Sau đó, lắp một airstone ở đầu bên kia. Rồi đạp cho máy bơm chạy trong vài phút để tạo ra khí oxy. Còn một cách đơn giản hơn là dùng tay hoặc một chiếc que khuấy nước trong bể.

3. Duy trì nhiệt độ nước ổn định
Khi mất điện xảy ra, điều đấy có nghĩa là sưởi của bạn không hoạt động và nhiệt độ hồ cá có thể giảm đáng kể, đặc biệt đối với những tháng lạnh nhất. Để giảm thiểu sự mất nhiệt, che phủ hồ cá để giữ nhiệt càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, một số loại cá cảnh sẽ có nhu cầu về oxy rất cao. Vì vậy, để giữ oxy trong bể ở mức cao, bạn có thể nuôi riêng những chú cá này vào một bể khác. Đối với các bể cá cảnh nước mặn bạn nên chú ý về vấn đề nhiệt độ khi cúp điện vì các loài cá này thường rất nhạy cảm.

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc hồ cá cảnh khi bị cúp điện bạn cần biết, mong rằng những chia sẻ ở trên đã phần nào giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cho hồ cá thuỷ sinh của mình tốt hơn. Nếu bạn vẫn còn phân vân về cách thiết kế bể cá như thế nào để đảm bảo sức khoẻ cho cá và tăng tính thẩm mỹ thì hãy liên hệ ngay cho Cát Tường nhé.
Cát Tường là đơn vị chuyên cung cấp các loại bể cá Rồng đẹp, bể cá phong thuỷ, bể cá cảnh, bể cá văn phòng, bể cá để bàn, hồ thuỷ sản, hồ cá treo tường, thác nước,… Chúng tôi cung cấp các loại hồ theo đúng kích thước và kiểu dáng phù hợp nhu cầu riêng của từng cá nhân.
Ngoài ra, hồ cá Cát Tường còn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong thiết kế hồ thủy sinh và chăm sóc hồ cá, có thể hỗ trợ bạn mọi vấn đề về lĩnh vực này.
Công ty TNHH DV Hồ cá Cát Tường
Trụ sở: A1.05 Chung cư An Dương Vương, Phường 16, Quận 8, TP.HCM
Cửa hàng 1: A10/7 Nguyễn Cửu Phú, Tân Kiên, Bình Chánh, Tp HCM
Website: hocacattuong.com
Mail: toancattuong8688@gmail.com
Hotline: 0903.679.599 hoặc 0932.679.599 A.TOÀN – 0931.819.828 C.MAI